BÀI TUYÊN TRUYỀN TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGA SƠN

Đăng lúc: 08:00:00 01/01/1970 (GMT+7)

I.Thực trạng về vấn đề ATGT

      An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc. Đó là vì tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên thế giới đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng với việc gia tăng các ca tử vong và thương tích do mất an toàn giao thông. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của kinh tế, mức sống của người dân được nâng cao đã thúc đẩy số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là mô tô, xe gắn máy gia tăng một cách nhanh chóng.

    Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong những năm qua đã phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của mọi người chưa nghiêm, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn của địa phương còn xảy ra nhiều, mà nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ của mọi người còn hạn chế.

     Các em học sinh có thể là nạn nhân hoặc bản thân các em gây tai nạn cho người khác.Vì vậy Tai nạn giao thông đã trở thành mối hiểm họa của mọi người. Từ đó dẫn đến gia tăng những vấn đề giao thông phức tạp như TNGT và ùn tắc giao thông, Mặt khác, mức độ hiểu biết và ý thức chấp hành các yêu cầu về ATGT của người tham gia giao thông và của cộng đồng còn thấp. Công tác quản lý về ATGT tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu.

      Từ năm 2022 đến hết 6 tháng đầu năm 2023, cả nước xảy ra 16.229 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 9.086 người , làm bị thương 11.235 người. Đây là vấn đề đã và đang gây bức xúc cho toàn xã hội.

II. Ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của việc giáo dục ATGT trong trường THPT.

     Từ thực trạng trên cho thấy An toàn giao thông hiện nay đang là một vấn đề được toàn cầu quan tâm, mỗi quốc gia đều có một chương trình hành động cụ thể, có thể thấy thiệt hại về an toàn giao thông do mô tô, xe máy luôn chiếm tỷ lệ cao. Đối với trường học thì việc được học an toàn giao thông đã được phổ biến nhưng việc thực hiện thì chưa được cao.

      Tai nạn do giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền của của gia đình, xã hội gây cho con người cuộc sống khó khăn, vất vả cơ cực. Đứng trước tình hình nghiêm trọng và đang vượt ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn cả nước.
Và chúng tôi mong rằng qua bài tuyên truyền, cùng với sự tuyên truyền của các em HS tới PHHS sự hiểu biết và ý thức văn hóa giao thông của các bậc PHHS sẽ được nâng lên rất nhiều, và tai nạn giao thông giảm rõ rệt.

     Đại diện giáo viên và các em học sinh các khối lớp ký cam kết thực hiện ATGT


12.jpg

Các em học sinh trường THPT Nga Sơn hưởng ứng buổi phát động thực hiện ATGT

 13.jpg

III. Nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông

 1. Đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy an toàn.
- Tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ như người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và chấp hành hệ

thống báo hiệu đường bộ.
- Nắm rõ những điều cấm khi đi xe mô tô, xe gắn máy như: cấm vượt đèn đỏ, cấm đi ngược đường một chiều, cấm lạng lách đánh võng khi tham gia giao thông...

( + Theo điểm e, khoản 4,điểm b khỏa 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP: Người nào điều khiển xe mô tô, xe gắn máy(kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đễn 03 tháng.

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “ Cấm đi ngược chiều” Điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Cách chọn mũ bảo hiểm: Phải chọn mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn: mũ phải có tem kiểm

định, lớp xốp cứng, dây đeo và khóa chắc chắn...
- Cách đội mũ bảo hiểm đúng qui cách

( Các bước cơ bản để đội MBH đúng cách, phòng ngừa rủi ro khi tai nạn xảy ra:

 Bước 1: Chọn loại mũ vừa kích cỡ đầu.

Bước 2: Hãy mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày.

Bước 3: Chỉnh khóa bên của dây quai mũ sao cho dây quai mũ nằm sát phía dưới tai.

Bước 4: Cài khóa nằm ở dưới phía cằm và chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét hai ngón tay dưới cằm là được.)

- Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

(Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bổ, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe máy với lỗi không giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông sẽ được quy định cụ thể như sau:  Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với người điều khiển xe mô tô xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biến báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP))

- Chuyển hướng an toàn tại giao lộ

+ Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

+ Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

+ Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

+ Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.”

- Vượt xe an toàn
- An toàn đối với người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy

(Khi lên xe phải quan sát phía sau và trèo lên xe từ phía tay trái; Ngồi ngay ngắn trên xe phía sau người lái, hai tay bám chặt người ngồi phía trước; Không vung vẩy chân tay, không nghiêng ngả hoặc đứng trên yên xe máy, không ngồi phía trước người lái; Ngồi sau

xe máy phải đội mũ bảo hiểm và nên đi giày, dép có cài khóa.)
2. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện.
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy,

 xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm.
(Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ phạt từ 400.000 - 600.000 VNĐ đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trong trường hợp:

Bản thân người điều khiển không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Chở người ngồi sau không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Trường hợp người điều khiển hoặc người được chở không đội mũ bảo hiểm đều bị xử phạt

Bên cạnh đó, nội dung của nghị định này còn ghi rõ, trường hợp người điều khiển hoặc người được chở đội mũ nhưng cài quai không đúng cách cũng sẽ bị xử phạt với mức tiền tương tự.)